KIẾN TRÚC CHÙA CHỮ VƯƠNG ()  ĐẸP NHẤT KẾT HỢP 3 TRONG 1( NHÀ Ở, GIẢNG ĐƯỜNG,THỜ TAM BẢO)

Trong các lối quy hoạch chùa chiền thì lối quy hoạch chữ vương( 王 ) là lối quy hoạch được xếp vào lối đẹp thứ 2 sau lối quy hoạch nội công ngoại quốc.

Mặt bằng quy hoạch chùa chữ vương ( 王 ) mang ý nghĩa vương quyền hay quân vương(vua) là người đứng đầu thiên hạ, hiện nay một số đền chùa đã và đang mô phỏng lại kiến trúc cung đình xưa đó là chữ công( 工 ), chữ vương ( 王 ). do chiến tranh kéo dài đã tàn phá đi không ít di sản kiến trúc văn hóa truyền thống xưa. Để tái hiện lại tính nhân văn của kiến trúc văn hóa lâu đời của người việt, kiến trúc xây dựng việt nam xưa đã và đang tư vấn và khuyến khích các chủ đầu tư lần theo dấu vết tìm về lối xưa để quảng bá và giáo dục lớp đi sau tự hào về kiến trúc truyền thống việt nam. Tôn vinh vẽ đẹp của kiến trúc kinh thành và kiến trúc phật giáo việt nam.

Quy hoạch kiến trúc đền chùa chuẩn phong thủy

Dưới đây là một công trình chùa quy hoạch chữ vương ( 王 ) chuẩn phong thủy mà KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VIỆT NAM XƯA đã thực hiện năm 2020 tại xã bình cầu, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh.

 

  • Thuận lợi trong quy hoạch ở đây đó là chùa nằm trên vị trí đắc địa có sông đuống bao bọc phía trước và con đường đê chạy sau lưng, nên chùa thiết kế thành 2 mặt tiền. Chùa chữ vương

 

( 王 ) chia làm 3 khối rõ rệt, vì do 2 mặt tiền nên KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VIỆT NAM XƯA đã tư vấn cho chủ trì chùa là khối ở giữa (tức minh đường) cao hơn 2 khối phía trước và sau( tiền mình đường và hậu minh đường) nhằm mục đích tạo sơn(phía sau) cao hơn phía trước, ý như tọa sơn vững chắc và khối mái bắt mắt nhịp nhàng vững chải như kiềng 3 chân hay tam sơn(3 núi). 

  • Nhìn vào màn hình quý vị thấy bên tay phải là hồ quan thế âm bồ tát, theo phong thủy thì bên tay phải công trình chính là bạch hổ ( gò mô thấp, tĩnh lặng), là đại diện của người phụ nữ, là kho tiền bạc lương thực, mang yếu tố cất dữ lưu trữ. nên KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VIỆT NAM XƯA đã bố trí hồ quan thế âm bồ tát ở vị trí này vì theo phong thủy quan thế âm bồ tát như một người mẹ, thủy như tiền bạc.

  • Nhìn vào màn hình bên tay trái, quý vị thấy tháp văn xương 11 tầng( tháp xá lợi phật 11 tầng), tháp này ý nghĩa nói lên sự phát triển trí tuệ hay còn gọi là đại diện cho sự học hành. Theo phong thủy bên tay trái là thanh long( nhô cao, vận động không ngừng) nên KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VIỆT NAM XƯA đã bố trí tháp văn xương ( tháp xá lợi) tại vị trí này để tạo ra thanh long trong hình thế, mà nước cũng là biểu tượng của sự chuyển động, do đó nước hồ quan thế âm đã động rồi kết hợp với tháp văn xương hay tháp xá lợi  sẽ tạo ra thế đắc cách trong hình thế. Đó là thế ” Long Hổ Quy triều ” ( hay còn gọi là long hổ châu đầu).

  • Do khí ở đây mạnh nên KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VIỆT NAM XƯA đã sắp xếp lư hương đá nằm giữa sân sát cổng vừa để du khách thập phương thắp nhang vái phật vừa che chắn khí trực sung vào chùa thay cho bình phong (hay trấn môn). vì sao lại đặt lư hương(trấn môn) xa vậy, thực tế cho thấy khi dùng thước tầm long (thước cảm xạ địa sinh học) do từ trường hay đường linh( linh thiêng) của các ban thờ phật sau khi đi qua trần môn thì bị nhiễu khí và ảnh hưởng không hề nhẹ đến các vị chư tăng và các phật tử, nên KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VIỆT NAM XƯA đã tính toán và đặt giữa sân tránh khí trực xung đi vào mạnh và khí linh (linh thiêng) đi ra bị nhiễu khí.

Một số bản vẽ thiết kế chùa

 

9 thoughts on “THIẾT KẾ THI CÔNG CHÙA ĐẸP NHẤT THEO KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

  1. Pingback: GIẬT MẮT PHẢI BÁO ĐIỀM CÁT HUNG Ở NAM VÀ NỮ - Kiến trúc xây dựng Việt Nam Xưa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *